Lợi Nhuận Ròng Là Gì? Công Thức Tính, Vai Trò Và Ý Nghĩa

Published:

Nhiều bạn đọc muốn tìm hiểu về khái niệm lợi nhuận ròng là gì trong kinh doanh. Theo chia sẻ của các chuyên gia tài chính thì lợi nhuận ròng sẽ phản ánh rõ nét hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị và số tiền cuối cùng chủ công ty nhận được. Bài viết dưới đây của VNCB sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lợi nhuận ròng trong tài chính.

Khái niệm lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng có tên tiếng Anh là “Net profit” và còn có các tên gọi khác như  lãi ròng, lợi nhuận sau thuế, thu nhập ròng. Lợi nhuận ròng chính là phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ tất cả chi phí, gồm cả thuế TNDN.

Lợi nhuận ròng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng cho thấy tất cả các khoản thu nhập và chi phí được phân bổ và tổng kết quả được thể hiện tại dòng dưới cùng của báo cáo tài chính.

Công thức tính toán lợi nhuận ròng là gì?

Như trên chúng ta đã biết lợi nhuận ròng chính là phần chênh lệch còn lại của doanh thu trừ đi chi phí. Trong đó, công thức tính lợi nhuận ròng như sau: Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí.

  • Tổng doanh thu là số tiền đơn vị thu từ bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính, doanh thu khác.
  • Tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính, chi phí khác và thuế TNDN.

Lưu ý, chỉ số lợi nhuận ròng không dùng để tính tổng số tiền doanh nghiệp thu được. Bởi trong báo cáo thu nhập còn các chi phí khấu hao và khấu trừ dần. Do đó, tổng số tiền mặt doanh nghiệp kiếm được sẽ dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Công thức tính toán lợi nhuận ròng của doanh nghiệp

Ý nghĩa, vai trò của lợi nhuận ròng 

Lợi nhuận ròng là một thông số rất quan trọng để đánh giá sức khỏe tài chính doanh nghiệp. Vậy vai trò và ý nghĩa của lợi nhuận ròng là gì sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Vai trò của lợi nhuận ròng 

Lợi nhuận ròng đóng vai trò cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp như sau:

  • Đánh giá hoạt động kinh doanh của đơn vị
Xem thêm:  Fastdong Ứng Dụng Vay Tiền Nhanh Nhất, Lãi Suất Thấp 2023

Những doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tốt khi có lợi nhuận ròng cao. Thông qua chỉ số này mà đơn vị biết được tỷ trọng lợi nhuận trong tổng doanh thu và đưa ra đánh giá hoạt động lãi hay lỗ.

Nếu lợi nhuận ròng là dương thì đơn vị kinh doanh có lãi và lợi nhuận ròng âm thì doanh nghiệp chịu thua lỗ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh hoạt động, cắt giảm các khoản chi phí để giảm thiểu doanh thu thất thoát.

Lợi nhuận ròng đóng vai trò cực quan trọng đối với doanh nghiệp
  • Tỷ số lợi nhuận ròng các ngành nghề sẽ khác nhau

Chỉ số lợi nhuận ròng được dùng để so sánh các doanh nghiệp với đối thủ trong ngành tài cùng thời điểm nhất định. Để nâng cao lợi nhuận, đơn vị cần giảm chi phí hoạt động tối đa dưới 30% trên tổng doanh thu của các hạng mục.

Ý nghĩa lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng được dùng để đánh giá “sức khỏe” tài chính tổng thể của một doanh nghiệp. Cụ thể, ý nghĩa của chỉ số lợi nhuận ròng như sau:

  • Lợi nhuận ròng sẽ tác động đến quyết định trở thành cổ đông doanh nghiệp của các nhà đầu tư. Bởi khi đơn vị có lãi ròng tăng trưởng ổn định giúp đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư và thu hút nhiều nguồn đầu tư hơn.
  • Thông thường ngân hàng sẽ quan tâm đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp khi đơn vị muốn vay nợ. Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận ròng cao sẽ dễ dàng vay vốn bởi khả năng hoàn trả khoản vay tốt.
  • Theo dõi lợi nhuận ròng sẽ giúp chủ doanh nghiệp đưa ra kế hoạch kinh doanh hiệu quả làm tăng doanh thu.
  • Xác định lợi nhuận ròng giúp đơn vị nắm được mức lỗ ròng đang mong đợi và thời gian tối thiểu duy trì mức lỗ đó.

Các yếu tố nào tác động đến lợi nhuận ròng?

Có nhiều các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của đơn vị như sau:

Các yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận ròng của doanh nghiệp
  • Chi phí hoạt động doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến chỉ số lợi nhuận ròng. Bởi khi chủ doanh nghiệp chi tiêu không phù hợp, không tối giản chi phí thì lợi nhuận ròng bị khiêm tốn và kinh doanh bất ổn.
  • Doanh thu doanh nghiệp có nhiều khoản như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính, khoản thu nhập khác. Đây cũng là yếu tố tác động đến chỉ số lợi nhuận ròng. Càng có nhiều nguồn doanh thu thì lợi nhuận ròng đơn vị nhận được càng cao.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp được thu theo quy định nhà nước và không thể tăng giảm. Tuy nhiên, khi các chi phí phát sinh không có đầy đủ hồ sơ chứng từ sẽ có thể bị loại gây tăng khoản thuế cần đóng. Điều này cũng tác động đến chỉ số lợi nhuận ròng của đơn vị.
Xem thêm:  Thẻ tín dụng là gì và những điều cần lưu ý khi sử dụng

Các cách để doanh nghiệp thực hiện tăng lợi nhuận ròng là gì?

Như trên chúng ta đã biết được tầm quan trọng của chỉ số lợi nhuận ròng này. Do đó, để cải thiện lãi ròng trong doanh nghiệp thì các đơn vị nên áp dụng các phương thức sau:

Kiểm soát hàng hóa tồn kho

Việc quản lý cẩn thận hàng tồn kho sẽ cực hữu ích cho việc tăng dòng tiền và cải thiện lợi nhuận ròng. Chỉ nên có số lượng hàng tồn kho vừa phải, lưu ý đến chi phí để đặt hàng với số lượng phù hợp theo từng thời điểm.

Quản lý hàng tồn kho của đơn vị

Giảm thiểu chi phí

Doanh nghiệp cần thường xuyên rà soát chi phí để cải thiện lợi nhuận ròng. Cụ thể cần giảm thiểu chi phí càng nhiều càng tốt để đảm bảo chỉ số lợi nhuận ròng cao.

Cắt giảm tổng chi phí trực tiếp 

Công ty có thể thực hiện cắt giảm giá vốn hàng hóa bằng cách thương lượng giá tốt hơn với nhà cung cấp. Ngoài ra, đơn vị nên hủy bỏ các giao dịch mua sản phẩm, nguyên liệu không cần thiết.

Xem lại giá cả sản phẩm

Thách thức đối với nhiều doanh nghiệp là định giá sản phẩm cạnh tranh với tỷ suất lợi nhuận chấp nhận được. Lý do bởi khi mức tăng giá nhỏ cũng đã tạo ra nhiều tác động đến lãi ròng doanh nghiệp. Tốt nhất, các chiến lược định giá cần tính đến hỗ trợ về nguồn cung và giá cả thị trường, tăng sự thu hút của sản phẩm để giữ chân khách hàng.

Hủy bỏ sản phẩm, dịch vụ không sinh lời

Việc phân tích dữ liệu sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp xác định mặt hàng có khả năng sinh lợi nhuận cao và ngược lại. Đây là yếu tố quan trọng giúp đơn vị có thể đưa ra các chiến lược phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: lãi suất vay ngân hàng agribank the chấp sổ đỏ

Một số chỉ số lợi nhuận liên quan mà nhà quản trị cần nắm

Một số chỉ số lợi nhuận khác bên cạnh lợi nhuận ròng mà nhà quản trị cần tìm hiểu như sau:

Các chỉ số quan trọng khác mà nhà quản trị cần biết
  • Lợi nhuận gộp: Là số thu nhập còn lại sau khi trừ giá vốn bán hàng trong doanh thu bán hàng. Lợi nhuận gộp là chỉ số cho biết liệu quá trình sản xuất của đơn vị có cần tiết kiệm chi phí hơn hay không
  • Lợi nhuận hoạt động: Lợi nhuận hoạt động được tính bằng cách trừ chi phí hoạt động như tiền thuế, tiếp thị, bảo hiểm, lương. chi phí trang thiết bị ra khỏi lợi nhuận gộp. Đây là chỉ số dùng để xác định tính hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
  • Tỷ suất lợi nhuận gộp: Là phần trăm doanh doanh thu lớn hơn giá gốc sản phẩm. Tỷ suất này được tính bằng cách chia tổng lợi nhuận cho doanh thu và nhân với 100.
  • Tỷ suất lợi nhuận ròng: Là tỷ lệ lãi ròng trên tổng doanh thu và biểu thị bằng phần trăm. Bạn hãy chia thu nhập ròng cho tổng doanh thu rồi nhân với 100.
Xem thêm:  ICB Là Ngân Hàng Gì? Ngân Hàng ICB Có Uy Tín Không?

Phân biệt lợi nhuận ròng với lợi nhuận gộp

Nội dung Lợi nhuận ròng Lợi nhuận gộp
Ý nghĩa Là doanh thu sau khi trừ đi khoản khấu trừ chi phí một thời kỳ tài chính nhất định Là khoản doanh thu sau khi trừ đi chi phí quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ
Tính khách quan Xác định lợi nhuận thực tế và phản ánh kết quả lỗ lãi Xác định lợi nhuận công ty, hiệu quả hoạt động, khả năng chuyển đổi sản phẩm, dịch vụ thành doanh thu.
Mục đích Xác định hiệu quả hoạt động trong một thời kỳ tài chính. Hiểu được tác động chi phí sản xuất đến lợi nhuận và kiểm soát chi phí dư thừa
Đơn vị đo lường Tính cho toàn bộ sản phẩm đã bán trong kỳ tài chính Theo đơn vị, theo quy mô, tính cho 1 hoặc 100 sản phẩm đã bán.
Độ tin cậy Là lợi nhuận thực sự của doanh nghiệp Không phải lợi nhuận thực sự của doanh nghiệp.

Phân biệt lợi nhuận ròng và một số loại lợi nhuận khác

Để phân biệt các chỉ số lợi nhuận ròng, lợi nhuận thuần, lợi nhuận gộp thì bạn cần biết ý nghĩa và cách tính cụ thể dưới đây:

Phân biệt các chỉ số lợi nhuận
Chỉ số Ý nghĩa Công thức
Lợi nhuận gộp Lợi nhuận sau khi lấy doanh thu trừ giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Chi phí hàng bán (COGS)
Lợi nhuận thuần Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và không tính thuế TNDN Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – Chi phí hoạt động
Lợi nhuận ròng Lợi nhuận sau khi trừ toàn bộ chi phí và thuế Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận thuần – Chi phí tài chính – Thuế

Khái niệm Biên lợi nhuận ròng

Bên cạnh việc hiểu rõ khái niệm lợi nhuận ròng là gì thì bạn hãy tìm hiểu thêm về biên lợi nhuận ròng. Biên lợi nhuận ròng còn có tên gọi là “tỷ suất lợi nhuận ròng”. Đây là tỷ lệ tài chính dùng để tính toán phần trăm lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra từ tổng doanh thu.

Cụ thể, chỉ số biên lợi nhuận ròng dùng để đo lường số lợi nhuận ròng mà công ty thu được trên 1 đô la doanh thu đạt được. Tỷ suất lợi nhuận ròng sẽ là cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển tiếp theo cho doanh nghiệp.

Lợi nhuận ròng là gì và ý nghĩa, tầm quan trọng, cách tính như thế nào đã được giải đáp cụ thể ở trên. Lợi nhuận ròng có vai trò hết sức quan trọng để các chủ doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh. Nếu bạn còn bất cứ điều gì vướng mắc cần giải đáp, hãy liên hệ VNCB để được hỗ trợ.

Bài viết được VNCB tổng hợp từ trên internet, mọi thông tin chỉ mang yếu tố tham khảo, VNCB xin miễn trừ trách nhiệm nếu thông tin không mang lại sự hài lòng cho bạn. Bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT