2020 là một năm nhiều biến động với tất cả chúng ta. Ảnh hưởng của đại dịch khiến cho nền kinh tế trì trệ, nhiều người rơi vào cảnh mất việc, tài chính giảm sút. Để bắt đầu một năm 2021 với những thay đổi tích cực, bạn đã biết cách lập kế hoạch tài chính cho mình chưa. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để bắt đầu nhé.
Thống kê lại ngân sách cá nhân
Trước khi có một kế hoạch tài chính hoàn hảo để bắt đầu năm 2021 thành công hơn, bạn cần dành thời gian nhìn lại thu-chi của mình trong năm vừa qua. Đây là bước cực kỳ quan trọng để biết được bạn đã có gì trong tay. Hãy liệt kê tất cả những khoản thu nhập như vàng, tiền tiết kiệm, tiền mặt và một số khoản thu khác. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên thống kê lại những khoản vay mình đang phải gánh nhé.
Mục tiêu tài chính năm nay của bạn là gì?
Bắt đầu năm 2021, bạn đã có kế hoạch chi tiêu cho mình chưa? Nếu năm ngoái đã đạt được mục tiêu đi du lịch, thì năm nay bạn có thể cho mình một mục tiêu lớn hơn đó là mua nhà, mua xe, hoặc có một khoản tích lũy cho tương lai.
Hãy cố gắng ghi các mục tiêu thật cụ thể về số lượng và thời gian. Ví dụ, thay vì chỉ nói “Tôi muốn có thu nhập cao”, “Tôi sẽ để dành tiền” thì hãy nói “Trong tháng 1 tôi sẽ tiết kiệm được 10 triệu đồng”. Việc này sẽ giúp bạn có được cái nhìn cụ thể về tài chính từ đó cân đối chi tiêu hiệu quả hơn.
Chi tiết các khoản thu và chi
Đây có lẽ là công việc quen thuộc đối với nhiều người. Bởi để nắm được tình hình tài chính hiện tại, bạn cần rõ ràng về thu nhập cũng như các khoản đã chi. Từ đó đối chiếu với kế hoạch ban đầu để xác định mình có đang đi đúng không hoặc thay đổi kế hoạch sao cho phù hợp với thực tế cuộc sống.
Hãy liệt kê chi tiết các khoản thu trong năm nay tới từ các nguồn nào, tiền lương, đầu tư tài chính, tài khoản tiết kiệm hoặc một số nguồn thu khác.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần ghi ra các khoản sẽ chi như các chi phí cố định gồm tiền nhà, điện, nước,… các chi phí khác dành cho nhu cầu giải trí như đi du lịch, mua sắm.
Ngoài ra, bạn đừng quên giữ lại một khoản tiết kiệm để sử dụng cho mục tiêu tương lai nhé.
Gửi tiết kiệm hoặc đầu tư tài chính
Gửi tiết kiệm hay đầu tư tài chính là nỗi băn khoăn mà nhiều người gặp phải khi có một khoản tiền nhàn rỗi.
Tiết kiệm về bản chất cũng là một loại hình đầu tư tài chính, nhưng an toàn và ổn định hơn nhiều so với các hình thức đầu tư mạo hiểm khác. Tuy nhiên, rủi ro thấp đồng nghĩa với việc lãi suất sẽ không cao.
Đối với gửi tiết kiệm ngân hàng, lãi suất chỉ dao động từ 3% – 5%, áp dụng từng kỳ hạn. Ngoài ra, có thêm một số cam kết đi kèm cho khách hàng như hạn chế rút tiền trước kỳ hạn, lãi suất lên xuống không ổn định theo thị trường,…
Trên thực tế, đây là kênh đầu tư phù hợp dành cho những người ưa thích sự an toàn, vốn ít. Ngoài ra, trước khi tính tới việc gửi một khoản tiết kiệm tại ngân hàng, bạn cần cân đối lại năng lực tài chính trong ít nhất từ 3 – 6 tháng. Vì nếu rút tiền trước ngày đáo hạn, bạn sẽ chỉ được nhận mức lãi suất không kỳ hạn (thông thường dưới 1%/năm).
Ngoài ra, bạn còn một lựa chọn khác uy tín, lãi suất cao, kỳ hạn gửi ngắn đó chính là “siêu phẩm” tích lũy 3 tháng tại VNCB. Nếu so sánh với gửi tiết kiệm ngân hàng, sản phẩm này có nhiều ưu điểm nổi trội hơn hẳn với mức lãi cao gấp 2 lần ngân hàng là 6%/năm cho kỳ hạn 3 tháng, miễn phí nạp rút, thủ tục đăng ký nhanh chóng.
Ngược lại, nếu bạn là người ưa mạo hiểm, thích thử thách thì đầu tư tài chính là một gợi ý không tệ. Hình thức này sẽ đem đến cho bạn mức lãi suất cực cao, có thể lên tới vài chục phần trăm, gấp rất nhiều lần tích lũy ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận cao cũng đi kèm với mức độ rủi ro lớn. Để đầu tư thành công, nhà đầu tư cần nắm vững kiến thức tài chính cũng như có những trải nghiệm thực tế trên thị trường tài chính khốc liệt này.
Chi tiêu hợp lý
Cuối cùng, khi đã có kế hoạch tài chính hoàn chỉnh, việc bạn cần làm lúc này là chi tiêu hợp lý theo kế hoạch đã đề ra. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi bỏ tiền sắm một món đồ nào đó, tự đặt cho mình câu hỏi, liệu mình có thật sự cần nó không? rồi sau đó mới đưa ra quyết định.
Nếu bạn chưa bết lập kế hoạch chi tiêu cho năm 2021 thì hãy thực hiện ngay 5 gợi ý trên đây nhé. Đầu năm mới chính là thời điểm vàng để bạn sắp xếp và ổn định nguồn lực tài chính của mình. Và trên thực tế, khi có kế hoạch tài chính “thông minh” cho năm mới thì bạn sẽ có nguồn tài chính vững vàng suốt năm.