4 sự kiện quan trọng của cuộc đời mà bạn&nbspcần hoạch định tài&nbspchính

Published:

Tiền không phải là tất cả nhưng nó vẫn là một phương tiện rất quan trọng trong cuộc sống, nhất là khi bạn đã, đang hay sẽ trải qua những giai đoạn có sự thay đổi lớn như kết hôn, sinh con, mua nhà và nghỉ hưu. Bởi lẽ khi bạn chia sẻ cuộc sống với người khác, chịu trách nhiệm chăm lo cho một người khác, mua một món tài sản lớn hay khi bạn không còn sức lao động, thì việc thiếu kế hoạch dự trù trước về mặt tài chính sẽ khiến cuộc sống của bạn cũng như người khác trở nên vô cùng khó khăn.

Hãy tham khảo những lời khuyên hữu ích sau đây từ các chuyên gia của VNCB để bạn luôn có những bước chuẩn bị tài chính sáng suốt và phù hợp với từng giai đoạn nhé:

1. Kết hôn

Khi kết hôn, cách quản lý tài chính bạn ít nhiều sẽ thay đổi, bởi nó không còn là chuyện riêng của bạn nữa. Từ chi tiêu đến nợ nần, tất cả đều trở thành trách nhiệm chung của bạn và bạn đời.

Vì thế, để sẵn sàng cho sự thay đổi này, các cặp vợ chồng, nhất là những đôi mới cưới, cần cởi mở với nhau về tình trạng tài chính hiện tại của mỗi người cũng như thống nhất về mục tiêu chung trong tương lai, để từ đó san sẻ với nhau về nhiệm vụ tài chính với gia đình, cũng như cùng hoạch định các khoản chi phí thường xuyên lẫn không thường xuyên như tiền nhà (nếu có), phí sinh hoạt, tiền hiếu hỉ, tiết kiệm và bảo hiểm…

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách hoạch định tài chính cho vợ chồng trẻ

Xem thêm:  Lương gross là gì? Cách tính và những thông tin quan trọng bạn cần biết

2. Sinh con

Bạn có biết rằng theo một khảo sát gần đây, chi phí trung bình nuôi dạy một đứa trẻ từ khi mới sinh đến năm 18 tuổi lên đến 1.9 tỷ đồng không? Chính vì thế, để trở thành cha mẹ tốt, bạn không chỉ phải chuẩn bị về tinh thần mà còn cần phải chu toàncả về mặt tài chính. Và theo các chuyên gia tài chính, bạn cần có một quỹ dự phòng trị giá tối thiểu là 6 tháng chi phí sinh hoạt trước ngày sinh con.

Nhưng việc dành dụm không chỉ dừng ở đó, bởi quá trình nuôi con ăn học đến khi tốt nghiệp đại học là một quãng đường dài và tốn nhiều chi phí, nhất là khi bạn có ý định cho con học ở trường quốc tế hoặc ở nước ngoài. Ngoài ra, các chi phí khác dành cho việc học năng khiếu, phát triển các kỹ năng mềm, phòng và chữa bệnh… cũng cần được các bậc phụ huynh tính toán kỹ lưỡng.

>>> Bài viết có liên quan: Chi phí nuôi con nhỏ: Chuẩn bị trước để tránh “khủng hoảng”

Ngoài việc tích lũy nguồn tài chính để vun đắp cuộc sống ấm no cho con, bạn cần có một kế hoạch dự phòng cho việc thâm hụt tài chính trong trường hợp những rủi ro có thể chẳng may xảy ra với bạn. Khi đó, bảo hiểm nhân thọ sẽ là giải pháp hỗ trợ tài chính cho cuộc sống của con.

3. Mua nhà

Mua nhà là cũng được xem là một quyết định tài chính lớn trong trường hợp bạn chọn hình thức vay mượn từ người thân hoặc ngân hàng để sở hữu cho gia đình một cơ ngơi riêng. Hình thức này đòi hỏi sự cam kết thanh toán lâu dài nên bạn cần phải chắc chắn rằng mình đã sẵn sàng về mặt tài chính trước khi thực hiện. Theo các chuyên gia ngân hàng, khoản trả nợ vay mua nhà hàng tháng không vượt quá 30% thu nhập mỗi tháng của gia đình bạn.

Xem thêm:  Quên Mã PIN Agribank Thì Phải Làm Sao? Cách Lấy Lại Mật Khẩu Thẻ ATM

Một lưu ý rằng khi chuẩn bị mua nhà, bạn cần tìm hiểu kỹ cơ sở hạ tầng nơi tổ ấm tương lai và nắm rõ các điều khoản hợp đồng cũng như thủ tục cần thiết để tránh việc phải chịu thiệt thòi và không vừa ý với tổ ấm mình sẽ gắn bó lâu dài.

>>> Thông tin thêm: Những điều nhất định bạn phải biết trước khi mua căn nhà thứ hai

Bên cạnh đó, một khoản quỹ dự phòng cho chi phí sửa chữa bảo trì nhà cửa, các khoản bảo hiểm bổ sung và các chi phí thuế cho ngôi nhà mới cũng là điều bạn cần tính toán kỹ lưỡng.

4. Nghỉ hưu

Đây là cột mốc đánh dấu thời điểm bạn có nhiều thời gian hơn để hưởng thụ cuộc sống hay làm những điều mình thích. Tuy nhiên, đó cũng là lúc bạn không còn tạo ra thu nhập và dễ bệnh tật hơn do tuổi đã cao. Do vậy, để được nghỉ hưu trọn vẹn, vô lo và không quá phụ thuộc vào gia đình, bạn cần lên kế hoạch tài chính thật vững vàng và thực hiện nó ngay khi còn trong độ tuổi lao động.

Bên cạnh việc tiết kiệm, bạn hãy tham khảo một số biện pháp hỗ trợ tài chính như BHXH, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ tích luỹ hưu trí… để kế hoạch về hưu của mình có thể đảm bảo về tài chính.

Xem thêm:  6 Cách trả nợ thẻ tín dụng nhanh chóng và dễ dàng nhất

Chuẩn bị một kế hoạch tài chính vững chắc là cách để thực hiện hóa 4 sự kiện quan trọng trong cuộc đời, thế nhưng đâu mới là giải pháp tối ưu nhất?

Bảo hiểm nhân thọ là một giải pháp tài chính đáng tin cậy mà bạn không nên bỏ lỡ, hội tụ đủ 3 yếu tố bảo vệ, tiết kiệm và đầu tư. Bảo hiểm nhân thọ bảo vệ người tham gia trước các rủi ro bệnh tật bất ngờ, san sẻ bớt gánh nặng tài chính để người bệnh yên tâm điều trị và sớm hồi phục sức khỏe. Đồng thời tích lũy một khoản dự phòng giúp bạn thực hiện các dự định trong tương lai và đầu tư với mức lãi suất hấp dẫn nhằm tăng sinh lợi nhuận, gia tăng tài sản. Trong suốt quá trình tham gia bảo hiểm nhân thọ, bạn và gia đình sẽ được bảo vệ toàn diện trước các rủi ro và có một nền tảng tài chính vững vàng để an tâm tận hưởng cuộc sống thật trọn vẹn.

>>> Khám phá thêm về bảo hiểm nhân thọ Ở ĐÂY.

Rõ ràng, một khi hoạch định chu toàn về tài chính cho những cột mốc quan trọng, bạn sẽ thêm an tâm tận hưởng cuộc sống đúng không nào?

>>> Xem thêm: Cách hoạch định tài chính cho các gia đình mà bạn không nên bỏ lỡ

 

Bài viết được VNCB tổng hợp từ trên internet, mọi thông tin chỉ mang yếu tố tham khảo, VNCB xin miễn trừ trách nhiệm nếu thông tin không mang lại sự hài lòng cho bạn. Bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính

Công Danh
Công Danhhttps://vncb.vn
Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...

Tin tức HOT