Nếu bạn nghĩ rằng việc làm nên “thành công tài chính” là một công trình lớn lao, khó thực hiện thì hãy đọc ngay những thói quen nhỏ dưới đây. Những thói quen có thể giúp bạn ổn định tài chính và trở nên thịnh vượng! Biết đâu bạn đã có một vài thói quen rồi, còn không thì hãy bắt tay rèn luyện ngay hôm nay nhé!
1. Thiết lập thanh toán tự động
Ngày nay, với dịch vụ “Thanh toán hóa đơn tự động” của các ngân hàng, bạn có thể dễ dàng thiết lập hệ thống chi trả tất cả hóa đơn định kỳ như điện, nước, điện thoại, nợ tín dụng, phí bảo hiểm một cách tự động.
Bằng cách này, bạn sẽ không quên khoản thanh toán nào, tránh bị phạt vì thanh toán muộn cũng như tiền lãi suất bị gia tăng. Hãy liên hệ với ngân hàng để đăng ký dịch vụ này. Đến kỳ hạn, ngân hàng sẽ tự động trích tiền từ tài khoản chính chuyển vào tài khoản ghi nợ giúp bạn, cũng như thanh toán các hóa đơn đã đăng ký với ngân hàng trước đó.
2. Đầu tư vào các quỹ có mức phí thấp
Thử đầu tư vào một số quỹ và chú ý đến các loại phí khác nhau trong tài khoản của bạn để đảm bảo rằng khoản đầu tư an toàn và bạn luôn nhận được lợi nhuận thích hợp.
3. Luôn xem xét cẩn thận bảng sao kê tín dụng phòng trường hợp có lỗi
Việc kiểm tra tài khoản tín dụng của bạn thường xuyên, khi nhận bảng sao kê hàng tháng của ngân hàng để xem có bất kì lỗi hoặc gian lận nào đang diễn ra hay không, là vô cùng cần thiết. Đừng thanh toán nợ tín dụng một cách máy móc mà không kiểm tra kĩ. Nếu phát hiện ra điều gì đáng ngờ hãy theo dõi thật cẩn thận, sau đó liên hệ với ngân hàng và đề nghị giải trình rõ ràng.
4. Kiểm tra, phân tích các gói bảo hiểm của bạn ít nhất mỗi năm một lần
Hiện nay, việc sở hữu nhiều hợp đồng bảo hiểm cho nhà, xe, y tế, xã hội và bảo hiểm nhân thọ là khá phổ biến. Tuy nhiên, mức phí và tần suất đóng phí thấp có thể khiến bạn bỏ quên chúng. Hãy kiểm tra, phân tích các gói bảo hiểm của bạn một cách kỹ lưỡng từ chính sách, mức bảo hiểm, phí, thời hạn. Xem liệu bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách chuyển sang một gói bảo hiểm khác, với chi phí thấp hơn mà khấu trừ cao hơn không. Hoặc thậm chí là chọn những giải pháp bảo hiểm kết hợp gia tăng quyền lợi nhưng vẫn đảm bảo bạn có đủ tiền để trang trải những rủi ro có thể xảy ra.
Bạn có thể tìm hiểu thêm các sản phẩm để có .
5. Duy trì khoản ngân sách dự phòng khẩn cấp
Để đảm bảo cuộc sống trước rủi ro bất ngờ, mỗi người nên chuẩn bị một khoản ngân sách dự phòng. Nhất là trong trường hợp khẩn cấp như thất nghiệp, đau ốm hoặc tai nạn, điều này giúp bạn trang trải phí sinh hoạt cơ bản, ít nhất từ 3 đến 6 tháng.
Hiện nay, mua bảo hiểm nhân thọ là một trong những giải pháp tài chính cần thiết đối với mỗi cá nhân và gia đình. Sản phẩm được thiết kế với quyền lợi vượt trội, không chỉ bảo vệ người tham gia trước biến cố tử vong, thương tật hoặc bệnh hiểm nghèo, mà còn chăm sóc sức khỏe toàn diện tại hệ thống y tế tốt nhất. Ngoài ra, bảo hiểm nhân thọ còn giúp bạn tích lũy tài chính có kỷ luật, đầu tư sinh lời an toàn và hiệu quả để giá trị tài sản được tăng trưởng trong dài hạn.
Các giải pháp tích lũy tài chính và bảo vệ toàn diện trước rủi ro
6. Luôn xem xét các chi phí cơ hội
Nếu bạn đang nghĩ về việc mua nhà, hãy tính xem tiền đầu tư vào bất động sản có lợi hơn hay thuê nhà sẽ tốt hơn? Trong thời điểm bạn định mua nhà, với số tiền đó nếu bạn đem đầu nơi khác liệu có hiệu quả hơn không?
Điều này không có nghĩa là khuyên bạn đừng mua nhà mà chỉ là muốn nhắc bạn nên thận trọng, cân nhắc chi phí cơ hội, nghiền ngẫm những con số, và giải một vài con tính trước khi quyết định để có được tài sản, mà vẫn đảm bảo ổn định kinh tế cá nhân hoặc gia đình.
Chỉ cần bạn đang có 2/3 thói quen quản lý tài chính trong danh sách này thôi thì bạn đã có thể yên tâm về tình hình tài chính của mình. Hãy tiếp tục phát huy và bổ sung các thói quen tốt còn lại để cuộc sống ngày càng thịnh vượng hơn nhé!
>>> Xem thêm:
-
4 xu hướng mới trong cách quản lý tiền bạc thời hiện đại
-
7 yếu tố để mở cánh cửa tài chính vững mạnh
-
5 bước giúp bạn lập mục tiêu tài chính cá nhân
Bài viết được VNCB tổng hợp từ trên internet, mọi thông tin chỉ mang yếu tố tham khảo, VNCB xin miễn trừ trách nhiệm nếu thông tin không mang lại sự hài lòng cho bạn. Bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính